Nhận biết dấu hiệu cụm sấy Canon 2900 đến lúc hỏng. 

Bao-lua-hong.jpg

Nhận biết dấu hiệu cụm sấy Canon 2900 đến lúc hỏng.

Để nhận biết máy in của bạn có bị hỏng lô ép, bị rách bạo lụa hay không bạn có nhận biết qua bản in. Hoặc bạn có thể nhìn vào máy in xem có miến màu xám bị rách rơi ra máy in không hoặc vết nứt ở lô ép màu cam. Nếu bạn quan sát kỹ cụm sấy máy in sẽ thấy được 2 thanh lô ép và bao lụa. Thanh lô ép có màu cam, thanh bao lụa có màu xám.

Nếu văn bản in ra bị sọc đen, bị sọc trắng từ trên xuống. Hoặc 4 chấm đen lớn cách đều nhau. Các trường hợp này cũng có thể là bị lỗi hộp mực bạn thay hộp mực khác vào nếu không bị thì cụm sấy của bạn bị hỏng.

Bản in có một sọc dài hết tờ giấy bị sống chữ mực in không bám vào giấy với nguyên nhân này thì  cụm sấy máy in của bạn đã bị hỏng.

Lỗi kẹt giấy cũng là một cách nhận biết cụm sấy máy in bị hỏng là khi tờ giấy mới in ra nửa tờ thì bị kẹt. 

Bạn có thể để ý khi in máy in nghe lạo xạo hoặc lúc khởi động máy in lạo xạo. Thì khả năng cao là bao lụa máy in bạn bị rách. Nếu bị rách thì bạn cần phải thay mới ngay đừng cố để in sẽ ngây ảnh hưởng tới linh kiện khác. Khi bạn cố in có thể sẽ ảnh hưởng tới thanh nhiệt, và một số linh kiện khác.

cụm sấy canon 2900

bao lụa hỏng

Tại sao lô ép và bao lụa máy in Canon 2900 bị hỏng, bị rách, bị tróc

Nguyên nhân dẫn đến máy in Canon 2900 bị hỏng lô ép, bao lụa có thể do trong quá trình in gây ra hoặc máy in sử dụng lâu in nhiều gây hỏng bao lụa.

  1. Quá trình in bạn tận dụng lại giấy cũ vô tình giấy có kẹp giấy hay ghim bấm giấy thì khi in sẽ làm rách bao lụa, trầy lô ép.
  2. Vô tình làm rơi rớt ghim bấm, kẹp giấy, vật cứng vào máy… Cũng gây rách bao lụa, lô ép.
  3. Do mực in rơi ra máy in quá nhiều nên đóng cục ở lô ép bao lụa, lâu ngày gây gây mòn bao lụa.

Nguyên nhân khác có thể do bạn in liên tục quá nhiều. Dẫn đến mòn bề mặt bao lụa gây bong tróc bao lụa. Có thể do main nguồn bị lỗi, nguồn cấp không ổn định làm cho thanh nhiệt của cụm sấy. Nhiệt quá cao làm cháy bao lụa, nhăn bề mặt lô ép.

Cách khắc phục.

Cách khắc phục duy nhất khi bao lụa của bạn bị hỏng là thay mới, trong trường hợp thay bao lụa thì bạn cũng phải kiểm tra kỹ lô ép xem có bị hỏng không, vì hai linh kiện này đi với nhau, một trong hai linh kiện mà hỏng thì cũng kéo theo linh kiện còn lại bị hỏng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *